Remote Work - Freelance - Work From Home - Phân biệt và hiểu thế nào cho đúng
Thế kỷ 21, thị trường lao động có sự dịch chuyển mạnh về phân nhóm và độ tuổi lao động. Nhóm tuổi lao động chính hiện nay thuộc thế hệ Millennials và thế hệ Z. Họ có các nhu cầu cá nhân và tiêu chuẩn sống ngày càng cao. Và do đó, những “đòi hỏi” đối với sự linh hoạt, tự do trong công việc cũng càng cao.
Với nhiều bạn trẻ Việt, lựa chọn làm việc theo hình thức freelance khá phổ biến, đặc biệt là với nhóm ngành Marketing, Design và ngành công nghệ. Do tính chất công việc có thể linh hoạt về thời gian, địa điểm và có sự hỗ trợ tiện dụng từ mạng internet, nên những nhóm việc này có ưu thế hơn hẳn khi lựa chọn hình thức làm việc.
Từ khi thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giãn cách xã hội đã khiến cho hình thức làm việc tại nhà hay work from home trở thành sự lựa chọn bắt buộc của hầu hết các doanh nghiệp. Từ đó, người lao động dần có sự dịch chuyển nhiều hơn trong cách làm việc và bắt đầu tìm kiếm các hình thức làm việc linh hoạt, đa dạng hơn. Cụm từ remote work chính thức lên ngôi từ thời điểm này.
Liệu bạn đã hiểu sự giống và khác nhau của 3 hình thức: Remote work - Freelance - Work from home? Cùng Waw Asia đi sâu tìm hiểu nhé!
Freelance là hình thức làm việc tự do, nghĩa là người lao động không làm việc cố định cho một doanh nghiệp cụ thể, mà có thể làm thuê cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoặc cho cá nhân khác theo những thoả thuận riêng.
Thông thường, ở Việt Nam là dạng thoả thuận dịch vụ. Với hình thức này, bạn có thể tự do cả về thời gian, địa điểm, cách thức làm việc tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên, chủ yếu đánh giá dựa trên kết quả công việc. Chính vì không có nhiều ràng buộc về mặt kỷ luật lao động, nên bạn có thể chủ động 100% thời gian và công việc.
Bên cạnh những ưu điểm về sự linh hoạt, tự do, những bạn chọn làm freelancer cũng đối mặt với vấn đề thu nhập không ổn định, không được hưởng chính sách bảo hiểm, và những rủi ro về tài chính nếu đối tác vi phạm thoả thuận hợp tác. Vì đa số các thoả thuận công việc là thoả thuận cá nhân, không được sự bảo vệ của luật lao động. Không nhiều freelancer nắm rõ các điều khoản luật cho các hợp đồng dịch vụ, từ đó dẫn đến những thiệt thòi cho bản thân.
Khá nhiều người hiểu nhầm work from home đồng nghĩa với làm freelance, nhưng không phải vậy. Hiểu theo đúng nghĩa đen, work from home là làm việc tại nhà. Có nghĩa là, bạn có thể là nhân viên của một doanh nghiệp cố định, công ty có chế độ cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong một số trường hợp cụ thể, và cần làm việc tại văn phòng trong phần lớn thời gian.
Đối với trường hợp này, bạn vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi theo hợp đồng lao động, chỉ có khác biệt về địa điểm làm việc. Nên thực chất, work from home chỉ là từ dùng để phân biệt bạn làm việc ở đâu, nhà hay văn phòng.
Từ trước COVID-19, vẫn có khá nhiều doanh nghiệp có chế độ work from home, cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong một số trường hợp. Cụ thể như Bosch Việt Nam cho phép nhân viên cùng bộ phận work from home luân phiên nhau trong tháng, hay Cốc Cốc cho phép làm việc tại nhà mỗi tháng 1 ngày, thời điểm tuỳ nhân viên lựa chọn.
Cụm từ remote work chính thức trở nên phổ biến hơn từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. Tất cả mọi doanh nghiệp, người lao động buộc phải thay đổi phương thức làm việc truyền thống, để phù hợp và duy trì công việc, các hoạt động giao thương.
Remote work có nghĩa là làm việc từ xa. Đây là hình thức làm việc khá phổ biến ở Mỹ và Châu Âu, đã có từ 20 năm trước. Ở Việt Nam nói riêng, Châu Á nói chung thì hình thức remote work còn rất mới mẻ.
Đa số mọi người hiểu nhầm remote work tương tự như freelance. Thực tế, nó bao trùm cả hình thức làm việc freelance và work from home. Làm việc từ xa cho phép bạn tự do lựa chọn địa điểm làm việc, có thể làm tại nhà, hoặc co-working space, hoặc quán cafe...
Với nhiều bạn trẻ Việt, lựa chọn làm việc theo hình thức freelance khá phổ biến, đặc biệt là với nhóm ngành Marketing, Design và ngành công nghệ. Do tính chất công việc có thể linh hoạt về thời gian, địa điểm và có sự hỗ trợ tiện dụng từ mạng internet, nên những nhóm việc này có ưu thế hơn hẳn khi lựa chọn hình thức làm việc.
Từ khi thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giãn cách xã hội đã khiến cho hình thức làm việc tại nhà hay work from home trở thành sự lựa chọn bắt buộc của hầu hết các doanh nghiệp. Từ đó, người lao động dần có sự dịch chuyển nhiều hơn trong cách làm việc và bắt đầu tìm kiếm các hình thức làm việc linh hoạt, đa dạng hơn. Cụm từ remote work chính thức lên ngôi từ thời điểm này.
Liệu bạn đã hiểu sự giống và khác nhau của 3 hình thức: Remote work - Freelance - Work from home? Cùng Waw Asia đi sâu tìm hiểu nhé!
Freelance - Làm việc tự do
Freelance là hình thức làm việc tự do, nghĩa là người lao động không làm việc cố định cho một doanh nghiệp cụ thể, mà có thể làm thuê cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoặc cho cá nhân khác theo những thoả thuận riêng.
Thông thường, ở Việt Nam là dạng thoả thuận dịch vụ. Với hình thức này, bạn có thể tự do cả về thời gian, địa điểm, cách thức làm việc tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên, chủ yếu đánh giá dựa trên kết quả công việc. Chính vì không có nhiều ràng buộc về mặt kỷ luật lao động, nên bạn có thể chủ động 100% thời gian và công việc.
Bên cạnh những ưu điểm về sự linh hoạt, tự do, những bạn chọn làm freelancer cũng đối mặt với vấn đề thu nhập không ổn định, không được hưởng chính sách bảo hiểm, và những rủi ro về tài chính nếu đối tác vi phạm thoả thuận hợp tác. Vì đa số các thoả thuận công việc là thoả thuận cá nhân, không được sự bảo vệ của luật lao động. Không nhiều freelancer nắm rõ các điều khoản luật cho các hợp đồng dịch vụ, từ đó dẫn đến những thiệt thòi cho bản thân.
Work from home - Làm việc tại nhà
Khá nhiều người hiểu nhầm work from home đồng nghĩa với làm freelance, nhưng không phải vậy. Hiểu theo đúng nghĩa đen, work from home là làm việc tại nhà. Có nghĩa là, bạn có thể là nhân viên của một doanh nghiệp cố định, công ty có chế độ cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong một số trường hợp cụ thể, và cần làm việc tại văn phòng trong phần lớn thời gian.
Đối với trường hợp này, bạn vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi theo hợp đồng lao động, chỉ có khác biệt về địa điểm làm việc. Nên thực chất, work from home chỉ là từ dùng để phân biệt bạn làm việc ở đâu, nhà hay văn phòng.
Từ trước COVID-19, vẫn có khá nhiều doanh nghiệp có chế độ work from home, cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong một số trường hợp. Cụ thể như Bosch Việt Nam cho phép nhân viên cùng bộ phận work from home luân phiên nhau trong tháng, hay Cốc Cốc cho phép làm việc tại nhà mỗi tháng 1 ngày, thời điểm tuỳ nhân viên lựa chọn.
Remote work - Làm việc từ xa
Cụm từ remote work chính thức trở nên phổ biến hơn từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. Tất cả mọi doanh nghiệp, người lao động buộc phải thay đổi phương thức làm việc truyền thống, để phù hợp và duy trì công việc, các hoạt động giao thương.
Remote work có nghĩa là làm việc từ xa. Đây là hình thức làm việc khá phổ biến ở Mỹ và Châu Âu, đã có từ 20 năm trước. Ở Việt Nam nói riêng, Châu Á nói chung thì hình thức remote work còn rất mới mẻ.
Đa số mọi người hiểu nhầm remote work tương tự như freelance. Thực tế, nó bao trùm cả hình thức làm việc freelance và work from home. Làm việc từ xa cho phép bạn tự do lựa chọn địa điểm làm việc, có thể làm tại nhà, hoặc co-working space, hoặc quán cafe...
Người làm remote work có thể làm việc full-time cho một doanh nghiệp cố định, hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi và có hợp đồng lao động cụ thể, theo luật lao động của quốc gia đó quy định. Hoặc, cũng có thể làm part-time hay freelancer cho nhiều doanh nghiệp khác nhau với các thoả thuận dịch vụ hoặc thoả thuận lao động khác nhau tuỳ trường hợp.
Như vậy, bạn có thể hiểu remote work là từ dùng để chỉ một phương thức làm việc, mà nhân viên có thể làm ở bất cứ đâu, không bị ràng buộc về địa lý. Về thời gian làm việc, tuỳ mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu khác nhau. Có trường hợp cho phép nhân viên linh hoạt thời gian 100%, hoặc yêu cầu khung giờ cố định, hoặc một số giờ cố định và thời gian còn lại linh hoạt.
Đại đa số các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự làm việc remote work hiện nay là các công ty từ Châu Âu, Mỹ, hoặc có giao dịch với đối tác nước ngoài. Do đó, điều kiện đầu tiên là bạn cần giỏi tiếng Anh, nếu có thêm ngoại ngữ thứ 2, 3 thì có ưu thế càng lớn.
Bên cạnh đó, mặt bằng lương chung của remote workers cao hơn so với mức lương trung bình ở nội địa. Văn hoá làm việc quốc tế, sự đa dạng và giao thoa văn hoá giữa các nhân sự đến từ nhiều quốc gia trong một tổ chức cũng góp phần tạo nên sức hút lớn cho remote work. Chính vì những ưu thế trên, ngày càng nhiều người tìm hiểu, thử và thành công trở thành một “lao động quốc tế” thông qua remote work.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, remote work thực sự là lựa chọn tuyệt vời cho rất nhiều người. Với những người trẻ yêu thích sự tự do, linh hoạt và tìm kiếm cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, hay những người đã có gia đình rất cần sự linh hoạt chủ động sắp xếp thời gian, thì remote work đều là giải pháp tối ưu.
Chỉ cần một chiếc laptop có kết nối internet, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu. Với người lao động thì các bài toán cá nhân được giải quyết. Với doanh nghiệp, làm việc từ xa sẽ là giải pháp cho các vấn đề về tài chính, cơ sở vật chất, tối ưu nguồn lực, hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hay những trường hợp bất khả kháng. Thế nên có thể nói “remote work is the future of work”.
Việt Nam là một trong những thị trường được nhiều nhà tuyển dụng quốc tế ưu ái. Chất lượng lao động cao, thái độ làm việc tốt, khả năng ngoại ngữ khá là những ưu thế của nhân sự Việt so với lực lượng lao động trong khu vực Đông Nam Á.
Waw Asia tự hào là doanh nghiệp tiên phong đem văn hoá remote working phổ biến với người Việt. Tại thị trường Châu Á, Waw Asia cũng là cổng thông tin việc làm chính thức đầu tiên dành riêng cho nhân sự sống tại Châu Á. Người tìm việc được trực tiếp kết nối với nhà tuyển dụng mà không qua trung gian. Các thông tin việc làm đăng tuyển trên Waw Asia đã được kiểm duyệt để bảo đảm nhà tuyển dụng uy tín, bảo vệ quyền lợi của người tìm việc.
Nếu bạn yêu thích và muốn thử sức với remote work, đừng ngần ngại đăng ký thành viên tại www.waw.asia và nộp hồ sơ ứng tuyển công việc nhé!
Như vậy, bạn có thể hiểu remote work là từ dùng để chỉ một phương thức làm việc, mà nhân viên có thể làm ở bất cứ đâu, không bị ràng buộc về địa lý. Về thời gian làm việc, tuỳ mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu khác nhau. Có trường hợp cho phép nhân viên linh hoạt thời gian 100%, hoặc yêu cầu khung giờ cố định, hoặc một số giờ cố định và thời gian còn lại linh hoạt.
Đại đa số các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự làm việc remote work hiện nay là các công ty từ Châu Âu, Mỹ, hoặc có giao dịch với đối tác nước ngoài. Do đó, điều kiện đầu tiên là bạn cần giỏi tiếng Anh, nếu có thêm ngoại ngữ thứ 2, 3 thì có ưu thế càng lớn.
Bên cạnh đó, mặt bằng lương chung của remote workers cao hơn so với mức lương trung bình ở nội địa. Văn hoá làm việc quốc tế, sự đa dạng và giao thoa văn hoá giữa các nhân sự đến từ nhiều quốc gia trong một tổ chức cũng góp phần tạo nên sức hút lớn cho remote work. Chính vì những ưu thế trên, ngày càng nhiều người tìm hiểu, thử và thành công trở thành một “lao động quốc tế” thông qua remote work.
The future of work
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, remote work thực sự là lựa chọn tuyệt vời cho rất nhiều người. Với những người trẻ yêu thích sự tự do, linh hoạt và tìm kiếm cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, hay những người đã có gia đình rất cần sự linh hoạt chủ động sắp xếp thời gian, thì remote work đều là giải pháp tối ưu.
Chỉ cần một chiếc laptop có kết nối internet, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu. Với người lao động thì các bài toán cá nhân được giải quyết. Với doanh nghiệp, làm việc từ xa sẽ là giải pháp cho các vấn đề về tài chính, cơ sở vật chất, tối ưu nguồn lực, hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hay những trường hợp bất khả kháng. Thế nên có thể nói “remote work is the future of work”.
Việt Nam là một trong những thị trường được nhiều nhà tuyển dụng quốc tế ưu ái. Chất lượng lao động cao, thái độ làm việc tốt, khả năng ngoại ngữ khá là những ưu thế của nhân sự Việt so với lực lượng lao động trong khu vực Đông Nam Á.
Waw Asia tự hào là doanh nghiệp tiên phong đem văn hoá remote working phổ biến với người Việt. Tại thị trường Châu Á, Waw Asia cũng là cổng thông tin việc làm chính thức đầu tiên dành riêng cho nhân sự sống tại Châu Á. Người tìm việc được trực tiếp kết nối với nhà tuyển dụng mà không qua trung gian. Các thông tin việc làm đăng tuyển trên Waw Asia đã được kiểm duyệt để bảo đảm nhà tuyển dụng uy tín, bảo vệ quyền lợi của người tìm việc.
Nếu bạn yêu thích và muốn thử sức với remote work, đừng ngần ngại đăng ký thành viên tại www.waw.asia và nộp hồ sơ ứng tuyển công việc nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét